how much does it cost to make nfts cruypto.com nft how many nft projects are there nft market analytics where ti buy nft how to mint an nft

Liệu Apple có thể tạo nên xu hướng mới với FaceID trên iPhone X

Tính năng nhận dạng gương mặt chẳng có gì mới, nó đã được phát triển từ những năm 1960 để dùng trong các cơ quan chính phủ và công ty yêu cầu bảo mật cao tại Mỹ. Android cũng tích hợp sẵn khả năng nhận diện gương mặt từ Android 4.0 ra mắt năm 2012, hay gần đây nhiều người dùng Galaxy S8 cũng xài mở khóa bằng gương mặt thay cho cảm biến vân tay. Nhưng vì sao người ta lại nói nhiều về hệ thống sinh trắc học vốn chẳng có gì mới này trên chiếc iPhone X?

Apple có thể tạo được xu hướng

Nếu chiếu theo những gì Apple đã làm được với camera kép, với cảm biến vân tay, hay với chip 64-bit thì mọi chuyện sẽ có một góc nhìn khác. Bên dưới là biểu đồ thể hiện số lượng cảm biến vay tay được bán ra trên thị trường do công tay IHS thu thập được, nó đã tăng nhanh chóng mặt kể từ khi Apple ra mắt iPhone 5s với Touch ID năm 2013. Hiện tại cảm biến vân tay đã trở thành một trong những tính năng cơ bản của smartphone, ngay cả những chiếc điện thoại giá rẻ cũng sở hữu cảm biến vân tay đủ nhanh và nhạy để unlock máy một cách thoải mái. Tương tự, camera kép giờ cũng không chỉ được dùng cho những chiếc flagship, rất nhiều smartphone tầm trung và giá rẻ cũng dùng 2 camera, ví dụ như chiếc Xiaomi A1 mới ra chẳng hạn.

Theo Bloomberg, các nhà sản xuất điện tử cũng đang tích cực liên hệ với các công ty phát triển công nghệ nhận diện gương mặt để mua lại và sử dụng trong các sản phẩm của họ. Các công ty có kĩ thuật nhận diện mới và hiện đại, đa phần là những startup, nhận được rất nhiều “đơn hàng” kể từ ngày 12/9 vừa rồi – thời điểm iPhone X ra đời.

George Brostoff, CEO của công ty SensibleVision đóng tại Florida chuyên làm phần mềm cho tablet và smartphone, cho biết rằng vai trò của Apple giống như một người lãnh đạo. Việc Apple đưa nhận diện gương mặt lên iPhone X giống như một lời khẳng định với thị trường rằng tính năng này “có lý” và “có thể dùng được”. Có thể các hãng khác đã nghĩ tới nhận diện gương mặt từ lâu, có thể họ có công nghệ chạy còn tốt hơn iPhone X, nhưng họ ngần ngại đưa chức năng này ra vì lo sợ không thành công hay không được người dùng tiếp nhận. Giờ thì Apple đã triển khai nó ra sản phẩm thương mại nên họ không cần phải tốn công khảo sát thị trường nữa, Apple đã làm chuyện này giúp họ và họ chỉ cần tận dụng kết quả mà thôi. “Điều đó khiến các công ty như Motorola, LG đến gõ cửa những startup như chúng tôi”.

Apple chưa bao giờ là hãng đầu tiên

Cũng như những trường hợp trước đây, Apple ít khi nào là công ty đầu tiên đưa công nghệ mới ra thị trường. Amazon đã có bằng sáng chế cho phép thanh toán bằng cách chụp tự sướng, Mastercard cũng có dịch vụ tương tự ra mắt hồi cuối năm ngoái. Các công ty tài chính cũng đưa tính năng này vào app của họ nhiều năm nay. Lenovo thì sử dụng nhận diện gương mặt cho laptop của họ từ mấy đời rồi.

Nhận diện gương mặt để thanh toán của Mastercard​

Nhưng ngay cả khi có những công ty lớn đứng sau, tính năng này cũng không thu hút được sự chú ý của nhiều người dùng. Ví dụ, Samsung tập trung vào quảng bá cho nhận diện mống mắt trên S8, Note8 chứ không nhắc tới nhận gương mặt, các điện thoại Android cũng tích hợp sẵn khả năng này nhưng chẳng hãng nào đả động tới trong những tài liệu marketing hay trên website.

Có lẽ Apple tự tin hơn các hãng khác ở chỗ họ không phải là người đầu tiên, nhưng họ là người làm tốt nhất một công nghệ đã có từ lâu. Về mặt kĩ thuật, Face ID của iPhone X sẽ tốt hơn so với kiểu nhận dạng truyền thống của S8 hay Android hay nói chung. Face ID tận dụng hệ thống camera TrueDepth của iPhone X để quét 3D gương mặt giúp tăng tốc cũng như độ chính xác khi hoạt động chứ không chỉ dùng hình ảnh để so sánh. Đó là chưa kể tới các thuật toán AI phía sau giúp Face ID học hỏi thay đổi trên gương mặt của chủ sở hữu theo thời gian. Tất nhiên lý thuyết là vậy, còn thực tế thì phải chờ máy ra rồi mới phán tiếp được. Nó cũng có thể chạy được trong đêm và khó bị lừa bởi hình ảnh, thứ mà những hệ thống nhận gương mặt khác không làm được hoặc làm kém.

Peter Trepp, CEO của FaceFirst chuyên bán phần mềm nhận diện gương mặt cho lực lượng hành pháp, cho hay: “Giờ thì nó đã trở thành một công nghệ dùng cho thị trường tiêu dùng. Chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi, chúng tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Rõ ràng nhận diện gương mặt đang chuẩn bị bùng nổ”.

Nhu cầu bùng nổ

Khi mà việc sử dụng nhận diện gương mặt của người dùng trở nên phổ biến trong vòng 3-5 năm tới, tính năng này sẽ chiếm phân nửa số lượt login, xác thực tài khoản cho các dịch vụ tài chính và giải pháp thanh toán di động, theo ước tính của công ty Crone Consulting LLC. So với con số gần như bằng 0 hiện nay thì Apple đã tạo được một xu hướng mới, nếu điều đó trở thành hiện thực.

Ngành công nghiệp phát triển giải pháp cứng – mềm cho gương mặt cũng sẽ tăng gấp đôi giá trị từ 3,35 tỉ USD hồi năm 2016 lên thành 6,84 tỉ USD vào năm 2012, theo dự báo của hãng MarketsandMarkets. Công ty Blippar ở Anh mới đây giới thiệu app giúp người dùng bày tỏ cảm xúc của mình cũng kỳ vọng nhờ sự bùng nổ của nhận dạng gương mặt mà doanh thu của họ sẽ tăng gấp đôi vào năm tài chính kế tiếp. Công ty FaceFirst ở trên thì đang hợp tác cùng một số nhà bán lẻ để khách tới mua hàng có thể xách đồ đi ra thẳng ngoài xe, tiền sự được tự động tính dựa trên nhận diện gương mặt. Chỉ đầu năm sau những nguyên mẫu đầu tiên sẽ được đưa vào cửa hàng thực tế. SensibleVision thì đang nhận được đề nghị hợp tác và thậm chí mua lại từ nhiều hãng smartphone lớn trên thế giới, “trừ Apple, tất nhiên rồi”, CEO của công ty cho hay.