how to find upcoming nft projects free nft selling platform how many people own nfts nft volume chart how much to mint an nft

Định dạng ảnh Apple ProRAW trên iPhone 12 Pro là gì?

Định dạng ảnh Apple ProRAW trên iPhone 12 Pro là gì?

Trong một bản update cuối năm dành cho iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max, Apple sẽ hỗ trợ chụp ảnh bằng một định dạng mới tên là Apple ProRaw. Đây là ảnh “raw” tức chưa qua chỉnh sửa của thuật toán tối ưu trong app camera, như vậy bạn có thể chỉnh sửa hậu kỳ mạnh tay hơn mà không lo mất chi tiết. Đây là những chi tiết cụ thể hơn về Apple ProRAW.

Tự nhiên đẻ ra thêm vụ RAW làm gì?

RAW có thể xem như một định dạng ảnh sau khi chụp từ máy, giống như JPEG hay HEIF. Tức là bây giờ iPhone sẽ có tới 3 định dạng ảnh, đẻ ra thêm chi vậy?

Đó là vấn đề về chất lượng. Ảnh sau khi chụp xong thường sẽ được đưa qua một số thuật toán để nén lại nhằm giảm dung lượng file, như vậy chiếc smartphone của bạn mới lưu được nhiều ảnh. Để thực hiện quá trình nén đó, chắc chắn phải có một ít thông tin trong ảnh bị mất đi, ví dụ độ nét giảm đi một chút, một số chi tiết quá nhỏ vô tình bị thuật toán “hô biến” mất đi… Dữ liệu về màu sắc, hình ảnh bóng của các vật thể… cũng sẽ bị tác động nhằm đạt được mục đích giảm dung lượng file. JPEG là một định dạng ảnh dùng để lưu các ảnh đã bị nén. HEIF thì có hiệu suất nén tốt hơn so với JPEG nên dung lượng file sẽ nhỏ hơn, và lại có thể lưu được thêm nhiều dữ liệu mới như hình ảnh động của khung cảnh trước khi chụp chẳng hạn.

Như dù là JPEG hay HEIC thì ảnh của bạn đều đã bị nén, một số dữ liệu đã bị mất đi rồi. Thế nên những người dùng chuyên nghiệp khi cần chỉnh sửa ảnh theo ý riêng của họ sẽ gặp những hạn chế nhất định về chất lượng trong quá trình hậu kỳ. Màu sắc chỉnh khó hơn, chi tiết ở trong những vùng bị cháy sáng khó khôi phục lại hơn do quá trình nén đã làm mất dữ liệu rồi. Thế nên người ta mới sinh ra định dạng ảnh RAW với ảnh gần như không nén gì cả, nên một file có thể lên đến hàng chục MB, bù lại thông tin được lưu trữ đầy đủ, gần sát nhất với những gì cảm biến ảnh ghi nhận được.

[​IMG]

Mỗi hãng sẽ có định dạng RAW khác nhau, với Apple là Apple ProRAW, với Sony sẽ là ARW, vối Nikon sẽ là NEF… Hiện tại đa số máy ảnh đều hỗ trợ chụp ảnh JPEG hoặc RAW hoặc vừa RAW vừa JPEG luôn (để có ảnh xài nhanh trong khi vẫn giữ được ảnh RAW). Nhiều dòng smartphone Android cũng hỗ trợ ảnh RAW từ lâu, còn app camera mặc định của iPhone thì không có chức năng này (dù rằng app bên thứ ba vẫn có thể tự triển khai).

Apple ProRAW


Điểm khác biệt của ProRAW đó là nó không chỉ lưu trữ tấm ảnh gốc không nén, nó còn lưu thêm những tấm ảnh đã được thuật toán tối ưu về màu sắc, khử nhiễu, điều chỉnh độ sáng, HDR, Depp Fusion và hàng loạt thuật toán khác nằm trong cái mà Apple gọi là “computational photography”. Trước đây các “chiêu” này chỉ được áp dụng với ảnh JPEG và HEIC mà thôi.

Điều này giải quyết được tình trạng ảnh RAW nhìn xấu ngay sau khi chụp xong (và chưa qua chỉnh sửa) vì bây giờ đã có những tấm ảnh đẹp được app camera điều chỉnh sẵn rồi. Bạn có thể nhanh chóng share Facebook, Instagram những tấm ảnh đó, trong khi vẫn có trong tay file RAW đầy đủ để về nhà chỉnh sửa trên Photoshop.

apple_raw.jpg

Apple giải thích rằng họ đã “trộn” nhiều khung hình lại một cách thông minh để làm được điều này. Cụ thể có tách riêng được ảnh đã đi qua thuật toán và ảnh gốc hay không thì chưa biết, cái đó Apple chưa nói. Chắc phải đợi tới khi tính năng này được update cho iPhone 12 Pro thì chúng ta mới nói được. Giả sử không tách riêng được thì ảnh RAW khi đó không thật sự RAW nữa, nhưng nó cũng phục vụ được cho việc chỉnh sửa mạnh tay hơn.

Apple giải thích thêm họ đã tạo ra một luồng xử lý ảnh mới sử dụng CPU, GPU và ISP (bộ xử lý hình ảnh) cũng như nhân trí tuệ nhân tạo Neural Engine để tạo ra một file ảnh ProRAW. Nhớ con chip mạnh mẽ nên file được kết xuất rất nhanh, gần như không có độ trễ nào. Điều này áp dụng với cả 4 camera trên iPhone 12 Pro và Pro Max.

Bạn có thể chỉnh sửa file ProRAW ngay trong app Photos của iOS, ngoài ra các app bên thứ 3 cũng có thể hỗ trợ chức năng này thông qua các hàm API mà Apple đang phát triển.