nft market analytics what is minting nft mean how to create your own nft collection nfts online what is the next big nft

Apple cân nhắc sản xuất iPhone tại Mỹ

Theo nguồn tin của Nikkei, đối tác sản xuất của Apple là Foxconn đang nghiên cứu khả năng chuyển dây chuyền sản xuất iPhone sang Mỹ. Nguồn tin cho biết Apple đã đề nghị cả Foxconn và Pegatron xem xét việc này từ tháng 6. Mỗi năm, hai công ty sản xuất hơn 200 triệu iPhone tại Trung Quốc.

tim_cook_visits_foxconn

Apple cân nhắc sản xuất iPhone tại Mỹ

Một nguồn tin khác tiết lộ dù Foxconn đang tiếp nhận yêu cầu từ Apple, ông chủ của họ – Chủ tịch Terry Gou – lại không mấy mặn mà vì chi phí sản xuất chắc chắn tăng rõ rệt. “Sản xuất iPhone tại Mỹ đồng nghĩa chi phí tăng gấp đôi”.

Theo hãng nghiên cứu IHS Markit, giá thành iPhone 7 bộ nhớ 32GB vào khoảng 225 USD, trong khi giá bán lẻ là 649 USD.

Động thái của Apple phù hợp với cam kết buộc các công ty Mỹ sản xuất trong nước trước đó của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump. Nhiều cử tri Mỹ tin rằng Mỹ đang mất dần công ăn việc làm cho các nước khác trong thời đại toàn cầu hóa và tự do thương mại.

Không chỉ lắp ráp các thiết bị được ưa thích nhất tại Trung Quốc, Apple còn thu mua những linh kiện quan trọng nhất cho iPhone từ các nhà cung ứng châu Á. Chẳng hạn, TSMC của Đài Loan sản xuất chip iPhone, Japan Display và Sharp của Nhật cung cấp tấm nền màn hình, còn SK Hynix của Hàn Quốc và Toshiba là đối tác chip nhớ trên thiết bị.

Donald Trump từng gọi tên Apple vài lần trong năm 2016 để nhấn mạnh quan điểm của mình và thề đánh thuế 45% đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc. “Chúng ta sẽ buộc Apple phải sản xuất những chiếc máy tính chết tiệt của họ tại đất nước này thay vì tại nước khác”, ông phát biểu tại Đại học Liberty, Virginia hồi tháng 1. Đến tháng 3, tỷ phú Mỹ lại đổ lỗi cho Trung Quốc.

Trong diễn văn chiến thắng, tân Tổng thống Mỹ tiếp tục nhắc: “Nó giúp được chúng ta cái gì khi họ làm nó tại Trung Quốc”.

Sự lo lắng của những người ủng hộ Trump là hoàn toàn dễ hiểu. Dù Apple tuyên bố đã tạo ra và hỗ trợ 2 triệu việc làm tại quê nhà, viện Chính sách Kinh tế Mỹ lại ước tính Mỹ mất 5 triệu việc làm sản xuất từ năm 2000 đến 2014. Mặt khác, Foxconn lại tuyển dụng 690.000 công nhân tại Trung Quốc vào cuối tháng 4, bằng cả dân số Detroit. Dù con số đã giảm so với thời kỳ đỉnh cao 1,3 triệu người năm 2012, đây vẫn là con số rất cao, khiến nhiều lãnh đạo nước khác như Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi muốn bảo vệ người dân nước mình.

foxconn-undercover-3-05182010-1274139182

Mỗi nắm hơn 200 triệu iPhone được sản xuất tại Trung Quốc

Không dễ dàng

Dù vậy, vài người trong chuỗi cung ứng Apple cho rằng không thể chuyển dây chuyền sản xuất iPhone về lại Mỹ do thiếu cơ sở hạ tầng và chi phí tăng đột biến. Trên chương trình 60 Minutes tháng 12/2015, CEO Tim Cook chia sẻ nước Mỹ không có đủ công nhân lành nghề để làm ra iPhone.

Một quan chức ngành thân cận với quy trình sản xuất iPhone cũng cho rằng rất khó để sản xuất thiết bị số lượng lớn tại Mỹ. “Để làm ra iPhone, cần phải có cụm nhà cung ứng tại cùng một nơi nhưng nước Mỹ chưa có ở thời điểm hiện tại. Ngay cả khi nếu Trump áp thuế 45%, các nhà sản xuất vẫn sẽ quyết định sản xuất ở nước ngoài miễn là chi phí cộng thuế thấp hơn số tiền họ phải bỏ ra để chi cho xây dựng và điều hành dây chuyền tại Mỹ”.

 foxconn

Quan chức trong ngành khác lại khẳng định: “Không dễ sản xuất iPhone tại Mỹ, trừ phi chính phủ trợ giá cho các công ty địa phương sản xuất nội địa”.

Trong khi đó, Bắc Kinh cũng nêu rõ quan điểm của mình. Hôm 13/11, Global Times cảnh báo nếu Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc, “doanh số iPhone và xe hơi Mỹ sẽ thất bại”.

Tuy nhiên, chính quyền ông Obama đã có tiền lệ trong đó các yếu tố chính trị áp đảo lo lắng về kinh tế khi các công ty và chính phủ tranh cãi về thực tiễn kinh doanh. Đối mặt với áp lực chính trị phải đưa việc làm về Mỹ dưới thời Tổng thống Obama, Apple đã giúp nhà thầu Flextronics của Singapore xây dựng một dây chuyền sản xuất Mac Pro tại Austin, Texas năm 2013 sau khi Foxconn thiết lập dây chuyền lắp ráp iMac tại cùng bang năm trước đó.

Chủ tịch Sharp Tei Jeng Wu, cánh tay phải của ông Gou, ám chỉ hồi cuối tháng 10 rằng nếu Apple cuối cùng vẫn quyết định sản xuất tại Mỹ, ông không có lựa chọn nào khác ngoài làm theo chỉ dẫn của khách hàng.

“Chúng tôi đang phát triển cơ sở sản xuất OLED tiên tiến mới tại Nhật Bản. Chúng tôi cũng có thể sản xuất tấm nền OLED tại Mỹ. Nếu khách hàng quan trọng yêu cầu sản xuất tại Mỹ, làm sao chúng tôi không tuân theo được”, ông nói.

Một quan chức trong ngành nhận định: “Sau cùng, chính trị sẽ lấn át lo lắng về chi phí. Chuỗi cung ứng Apple phải nhìn nhận với cam kết của Trump một cách nghiêm túc và không thể bỏ qua chúng”.

Mark Li, nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein, có cùng quan điểm: “Dù TSMC biết rõ chi phí sản xuất chip bên ngoài Đài Loan đắt đỏ hơn nhiều, chắc chắn nhà thầu chip lớn nhất thế giới phải cân nhắc sản xuất tại Mỹ nếu không sẽ đánh mất đơn hàng của Apple vì không chuyển sang Mỹ”.

Câu hỏi lớn khác là nếu Apple chuyển dây chuyền iPhone về Mỹ, liệu công nhân Mỹ có muốn làm công việc nặng nhọc, đơn điệu vốn luôn vấp phải chỉ trích từ các tổ chức hoạt động nhân quyền và đang bị cả người trẻ Trung Quốc chê hay không.

Một lãnh đạo ngành cho biết thanh niên Trung Quốc không còn muốn làm việc trong nhà máy nữa mà thay vào đó, họ muốn làm tài xế Didi (dịch vụ gọi xe tương tự Uber) hoặc kinh doanh nhỏ trên WeChat. Làm tài xế Didi, bạn có thể làm việc bất cứ lúc nào bạn muốn, còn tại nhà máy, bạn không có chút tự do nào. Một khi làm việc, bạn phải có mặt tại dây chuyền 10 tiếng hoặc hơn.

Theo ICTNews

Xem thêm: